Trong lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam, thời nào cũng vậy, nhiều nhân tài sinh năm Dần
xuất hiện tham gia dựng nước và giữ nước. Ngày Xuân, xin được kể về các danh
nhân cách mạng Việt Nam tuổi Dần đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của
dân tộc Việt Nam.
TUỔI GIÁP DẦN
LƯƠNG VĂN CAN (1854 - 1927)
TUỔI BÍNH DẦN
TRẦN CAO VÂN (1866 - 1916)
TUỔI MẬU DẦN
NGÔ ĐỨC KẾ (1878 - 1929)
Theo ý của Phan Bội Châu, ông đã cùng Đặng Nguyên Cẩn, Lê
Văn Hân mở Triều Dương thương điếm ở Vinh, buôn bán hàng nội, trợ cấp kinh phí,
liên kết với các đồng chí trong phong trào Đông Du. Năm 1908, ông bị bắt và đày
ra Côn Đảo 13 năm. Năm 1922, ông ra Hà Nội làm chủ bút tờ Hữu Thanh đối chọi với
tờ tạp chí Nam Phong. Báo bị đóng cửa, ông mở Giác Quần Thư xã (năm 1926), xuất
bản một số sách tiến bộ: Phan Tây Hồ di thảo (năm 1927); Đông Tây vĩ nhân. Ông
là người có nhiều uy tín với thanh niên trí thức những năm 20 của thế kỷ XX.
Ông qua đời vào năm 1929, hưởng thọ 51 tuổi.
TUỔI CANH DẦN
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969)
Là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) quê làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia
cuộc vận động cách mạng của Nhân dân nhiều nước, đồng thời không
ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.
Ngày 03/02/1930, Người chủ tọa hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên thành Đảng Cộng sản
Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của
Nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, chống chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tư tưởng “Không có gì quý hơn
độc lập tự do” của Người đã trở thành chân lý của thời đại. Người mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.
TUỔI NHÂM DẦN
PHAN ĐĂNG LƯU (1902 - 1941)
Là một chiến sĩ cộng sản
tiền bối có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân
tộc.
Quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tham gia Hội Phục Việt (sau đổi thành
Tân Việt Cách mạng Đảng) từng giữ chức Ủy viên Tổng bộ. Năm 1928, Phan Đăng
Lưu tham gia xuất bản “Quan hải tùng thư” tại Huế; giữ chức Ủy viên Thường vụ Tổng bộ Đảng Tân Việt. Ngày 15/12/1928, sang Trung Quốc để liên lạc với Tổng bộ Thanh niên
Cách mạng Đồng chí Hội. Được bầu vào Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1938)
và Ủy viên Thường vụ Trung ương (1940), được phân công chỉ đạo
phong trào ở Nam kỳ. Bị thực dân Pháp bắt ngày 22/11/1940 tại Sài Gòn, kết án và tử hình ở
Hóc Môn ngày 28/8/1941.
HÀ HUY TẬP (1902 - 1941)
Là một chiến sĩ cộng sản
kiên cường, một người lãnh đạo tận tụy, năng động, một cây bút lý luận xuất sắc
của Đảng những năm 30 của thế kỷ XX.
Quê ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm
1923, tốt nghiệp Quốc học Huế, rồi dạy học ở Vinh, sau vào Sài Gòn, tham gia Hội
Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt). Cuối 1928, cùng Phan Đăng Lưu sang Quảng
Châu bàn việc hợp nhất Tân Việt với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chuyển
sang hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, sang Liên Xô
học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Trong thời gian này ông đã soạn thảo“Chương
trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương” và “Sơ thảo lịch sử phong
trào Cộng sản ở Đông Dương”. Tháng 3/1935, trực tiếp chủ trì Đại hội Đảng
lần thứ nhất họp ở Ma Cao (Trung Quốc) từ 27 đến 31/3/1935. Tháng 7/1936, được cử giữ chức Tổng Bí thư.
Sau đó, Hà Huy Tập về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng. Ngày 01/5/1938, bị thực dân Pháp bắt, kết án tù, trục xuất về
nguyên quán. Ngày 30/3/1940, lại bị bắt vì buộc tội là người chịu trách nhiệm
tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ và kết án tử hình (ngày 28/8/1941). Sau 68 năm kể từ ngày hy sinh tại Hóc Môn (Gia Định)
đã tìm được phần mộ và di dời hài cốt đồng chí Hà Huy Tập về an táng tại quê
hương.