Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

Giới thiệu thiết kế biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh

 Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập quận Bình Thạnh (tháng 6/1976 - tháng 6/2021), Ủy ban nhân dân quận phát động hội thi thiết kế biểu trưng (Logo) quận Bình Thạnh. Qua phát động có 114 tác phẩm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài quận tham gia dự thi. Qua các vòng chung sơ tuyển, Ban tổ chức chọn ra 10 tác phẩm để lấy ý kiến rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị; cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn quận qua hệ thống trang Người Bình Thạnh, Cổng thông tin điện tử quận, Bản tin Gia Định và lấy ý kiến bằng văn bản trực tiếp. Qua các ý kiến và xét chọn, Ban tổ chức sẽ chọn 01 tác phẩm xuất sắc nhất làm biểu trưng (logo) quận Bình Thạnh. Mọi góp ý xin vui lòng gửi trực tiếp qua Ban Tuyên giáo Quận ủy Bình Thạnh hoặc email: bantuyengiaoqubt@yahoo.com.vn. Hạn chót nhận góp ý kiến đến hết ngày 15/03/2022.

Mẫu 1


Cấu trúc biểu trưng là một thể thống nhất, bố cục là hình tròn thể hiện sự phát triển năng động, bền vững và trường tồn như được gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa lịch sử và thiên nhiên.

Logo Quận Bình Thạnh được thiết kế bằng các mảng khối tạo hình tạo hình thành chim bồ câu trắng chuyển mình thành đóa hoa Sen, Sen là Quốc hoa của Việt Nam. Hoa Sen, một hình ảnh gần gũi với tất cả chúng ta và là một biểu tượng văn hóa, du lịch, nét truyền thống của Việt Nam nói chung và Bình Thanh nói riêng. Những cánh hoa mềm mại, uyển chuyển đang hé nở được ngợi ca như vẻ đẹp thầm kín, dịu dàng và mến khách của con người Bình Thạnh.

Ngôi sao tỏa sáng như hồn thiêng Tổ quốc. Ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của người Bình Thạnh trên bước đường phát triển, vươn tới.

Điểm nhấn ở trung tâm là cổng tam quan khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Lê Văn Duyệt. Hình ảnh này là một biểu tượng, một giá trị để các thế hệ muôn đời sau ghi nhận công lao to lớn của Đức Thượng Công Ty Quân Lê Văn Duyệt đối với vùng đất Nam Bộ. Tài năng và công đức của Đức Tả Quân khiến người dân hết lòng kính phục, yêu thương gọi là Ông lớn hay ông Thượng. Để phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất Gia Định xưa, đánh giá đúng với công lao, tài năng của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt với vùng đất Sài Gòn-Gia Định cũng như trong việc mở mang bờ cõi đất nước.....Bình Thạnh.

Đường nét gợn sóng phía dưới như biểu thị hình tượng Sông Sài Gòn. Dòng sông dạt dào và hùng vĩ như chính lòng dân và sức dân nơi đây, trước kia khi hệ thống giao thông đường bộ chưa thông suốt, người dân vùng đất Nam Bộ xưa đi lại bằng việc men theo các con sông. Xưa, sông Sài Gòn là mối giao thông huyết mạch nên nó giữ dấu ấn vai trò quan trọng trong văn hóa của Sài Gòn - Gia Định và Bình Thạnh, TP. HCM ngày nay. Sông Sài Gòn được xem như một chứng nhận cho sự phát triển ấy. Dòng sông này đã chứng kiến sự thay da, đổi thịt từng ngày của người Bình Thạnh. Niềm vui, nỗi buồn hay sự lột xác của mảnh đất này cũng được sông Sài Gòn thẩm thấu.

Hạt nguyên tử (vi mạch) ở mắt chim câu mang ý nghĩa về công nghệ số, công nghiệp 4.0 nhằm ứng dụng công nghệ vào quản lý hành chính và điều hành ở Quận Bình Thạnh giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Đường nét thiết kế nguyện vào nhau tạo nên một cổng chào như là lời mời gọi hãy đến với quê hương Bình Thạnh trù phú, đầm ấm và giàu bản sắc...

Logo dùng màu đỏ, màu của sự lắng đọng những giá trị lịch sử, văn hóa. Màu đỏ và vàng còn tượng trưng cho màu cờ tổ quốc, màu của truyền thống cách mạng. Màu đỏ còn là gam màu của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, cho cuộc sống phồn vinh, thịnh vượng và tương lai tươi sáng, rạng ngời.

Thiết kế độc đáo, ấn tượng, mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên mọi chất liệu, phương tiện./.

Mẫu 2:


Biểu trưng được thiết kế hiện đại, hài hoà, chặt chẽ trong không gian hình tròn, thể hiện tính trường tồn, trang trọng và cô đọng. Bên trong biểu trưng là cụm hình ảnh : Hình ảnh phía dưới là hình cổng tam quan của Lăng ông Bà Chiểu - một di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Quận Bình Thạnh nói riêng và của TP nói chung. Đây là công trình kiến trúc thể hiện tình cảm của nhân dân đối với Tả quân Lê Văn Duyệt, một danh nhân đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Gia Định thời xưa Hai bên cổng của Lăng là các mảng cây xanh cách điệu, tượng trưng cho môi trường sinh thái xanh sạch của Quận. Hình ảnh phía trên là cụm công trình kiến trúc, trong đó tòa nhà Land Mark - một biểu tượng kiến trúc hiện đại tiêu biểu không chỉ của Quận mà còn là biểu tượng cho sự phát triển của TP. Hai bên tòa nhà Land Mark là các tòa nhà cao tầng, các tòa nhà này được sắp xếp theo phối. cảnh tạo nên chiều sâu không gian cho biểu trưng. Phía trên cùng là hình ảnh ngôi sao đỏ, tượng trưng cho truyền thống cách mạng của quân và dân Quận Bình Thạnh, là ngôi sao dẫn đường cho mọi thành công trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Màu chủ đạo của Biểu trưng là màu xanh dương, màu xanh dương là màu tượng trưng cho hòa bình, sự tươi trẻ, khát vọng. Mảng cong xanh dương 2 bên biểu trưng còn là hình ảnh của một đôi cánh, thể hiện cho sự cất cánh vươn lên mạnh mẽ của Quận trong tương lai. Tóm lại : Biểu trưng mang tính khái quát cao, thể hiện được những đặc trưng của vùng đất Gia Định xưa kết nối với hình ảnh hiện đại của Quận Bình Thạnh ngày nay và là một biểu tượng dễ nhớ, dễ nhận biết đối với công chúng.

Mẫu 3:

Logo có bố cục tròn là thể hiện bền vững trường tồn Logo được thiết kế từ 2 chữ BT [ Bình Thạnh ] Tạo thành các khu đô thị , các tòa nhà cao tầng , khu công nghiệp ... dòng sông Sài Gòn Trung tâm logo là Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu Chim bồ câu tung cánh là thể hiện khát vọng hòa bình tự do và thể hiện tiềm năng phát triển của Quận Bình Thanh

Logo thiết kế khối mãn lớn, mạnh mẽ, nhịp điệu hài hòa... thuận tiện gia công trên mọi chất liệu... ấn tượng mạnh khi nhận diện thương hiệu...

Mẫu 4:

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 02 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim Bồ Câu bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mãnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tống trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như Miền nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mãnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0

Biểu trưng sử dụng màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nhiệt đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu./.

Mẫu 5:

 Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 02 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh). Đầu chữ T mang hình một ngôi sao bay lên thể hiện Bình Thạnh như một vì sao sáng đang vươn lên tỏa sáng, phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tống trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như Miền nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mãnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong dưới cùng là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Trong đó có tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. Hình chấm bi nhỏ trên cùng thể hiện quận đang trên đà phát triển, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0

Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nhiệt đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu./.

Mẫu 6:

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 02 chữ tượng hình B.T (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mãnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh bên phải logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tống trấn thành Gia Đinh xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như Miền nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh trên cùng tượng trưng cho mãnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Vệt cong bên dưới toà tháp là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. | Biểu trưng sử dụng màu xanh dương là màu hòa bình, hợp tác, phát triển. Cũng như thể hiện sự đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu./.

Mẫu 7:

Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo là 02 chữ tượng hình BT (viết tắt của chữ Bình Thạnh) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim bay lên. Tượng trưng cho Bình Thạnh là mãnh đất lành chim đậu, thanh bình phát triển, vươn cao, vươn xa, cũng như hướng đến tương lai tươi sáng.

Hình ảnh chính giữa logo là cổng tam quan Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Ông Bà Chiểu, một làng cổ bật nhất ở Sài Gòn. Nơi thờ Tống trấn thành Gia Định xưa là Tả Quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Ngoài ra ông còn tượng trưng cho lòng yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Gia Định năm xưa đã góp phần vào giải phóng Sài Gòn, cũng như Miền nam thống nhất đất nước.

Hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho mãnh đất Gia Định xưa giàu truyền thống cách mạng. Các đường thẳng bên dưới Lăng Ông là mô phỏng dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn chảy qua địa phận Bình Thạnh tạo thành bán đảo Thanh Đa độc đáo, đầy tiềm năng kinh tế được bảo tồn đến nay giữa lòng thành phố hiện đại.

Hình ảnh những tòa nhà cao tầng phía bên trái logo là thể hiện Bình Thạnh đã đang chuyển đổi kinh tế nông nghiệp lúa nước thời Gia Định trước đây sang nền kinh tế dịch vụ, xây dựng. Nhất là nổi bật trong đó là tòa tháp Landmark 81 cao nhất Việt Nam, nay là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Bình Thạnh cũng như TP. HCM. | Biểu trưng sử dụng màu vàng màu phồn thịnh. Màu đỏ thể hiện mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Nhất là màu đỏ thể hiện sự nhiệt đổi mới, năng động, sáng tạo, của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết cùng chung tay dựng xây quận Bình Thạnh phát triển phồn thịnh vươn lên hội nhập.

Biểu trưng có thể ứng dụng trên mọi chất liệu./.

Mẫu 8:

Biểu trưng quận Bình Thạnh sáng tạo dựa trên hình tượng chữ B.T (chữ Bình Thạnh) kết hợp với hình tượng lăng Lê Văn Duyệt, những đô thị vươn cao và đặc biệt là hình tượng con sông Sài Gòn chảy qua địa bàn quận.

Di tích nghệ thuật quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt được xây dựng từ năm 1848. Hằng năm tại lăng đều được tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 07, mồng 01 và mồng 02 tháng 08 âm lịch. Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức cấp tiểu cung đình triều Nguyễn. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.

Hình tượng dòng sông Sài Gòn, thơ mộng uốn lượn xung quanh quận Bình Thạnh không những cung cấp nước ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho đời sống người dân, mà còn là hệ thống đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Những đô thị vươn cao nói lên sức sống hiện đại, văn minh đô thị, biểu hiện quận Bình Thạnh đang nỗ lực phấn đấu để xây dựng những đô thị lớn trong tương lai.

Mẫu 9:

Cấu trúc logo Quận Bình Thạnh với sự kết hợp hài hòa các hình tượng đặc trưng, mang dấu ấn riêng biệt của một vùng đất kiên trung, nghĩa tình.

Điểm nhấn trong logo khắc hoạ cổng Tam quan Lăng Ông ( Bà Chiểu) là khu di tích lịch sử văn hoá Cấp quốc gia, một quần thể khu đền và ngôi mộ Tả quân Lê Văn Duyệt, đây là nơi linh thiêng cổ xưa của vùng đất Sài gòn, di tích không những mang giá trị tâm linh đối với người dân Sài gòn, mà còn mang giá trị du lịch rất cao đối với du khách trong và ngoài nước. Di tích toạ lạc tại Quận Bình Thạnh, là biểu tượng của vùng đất Gia Định xưa với nét uy nghiêm cổ kính, là niềm tự hào của người dân nam bộ nói chung và của người Bình Thạnh nói riêng.

Di tích liên kết tạo hình chim bay cao mang ký tự B và T ( Bình Thạnh ), tất cả uyển chuyển hòa hợp tạo hình cầu đường, các công trình vươn cao cùng với các dòng sông rạch trù phú, tạo thành một hệ thống thông thường với các địa phương khác, cánh chim vươn cao khởi sắc, khát khao hướng tới phát triển toàn diện của Quận.

Tất cả uyển chuyển trong khung tròn bền vững, tạo sự chuyển động mạnh mẽ, hướng tới xây dựng phát triển vững mạnh, khẳng định vùng đất đầy tiềm năng với sức mạnh đoàn kết, tự tin vững bước trên đường hội nhập, như đoàn tàu chuyển động thể hiện sức mạnh đoàn kết với ý chí vươn cao tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Quận Bình Thạnh, Logo phối một màu xanh đậm, sắc màu của công nghệ hiện đại, tự tin và phát triển bền vững.

Mẫu 10:

Logo là sự kết hợp các hình tượng đặc trưng tiêu biểu của Quận Bình Thạnh

1.    Hình tượng kết hợp từ hai chữ cái viết tắt BT (Bình Thạnh). Kết hợp lá cờ tổ quốc nằm trên đỉnh thể hiện sự khác biệt với các địa danh khác.

2.    Hình tượng phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo là xu hướng phát triển của tương lai.

3.    Hình tượng các tòa nhà thể hiện sự phát triển đô thị hóa của quận Bình Thạnh.

4.    Hình tượng chính tạo điểm nhấn là cổng di tích Lăng Ông Bà Chiểu, đây cũng là Khu di tích lịch sử thể hiện cho sự phát triển lâu đời và mang đặ trưng riêng biệt của quận nhà.

Logo là sự tổng hòa 4 hình tượng nổi bật của quận Bình Thạnh là Lăng Ông Bà Chiểu mang tính lịch sử và văn hóa của quận Bình Thạnh, ba hình tượng còn lại nói lên sự phát triển kinh tế, đô thị, công nghệ, logo thể hiện cho sự phát triển của quận trong tương lai, giữ những giá trị lịch sử, đi đôi với phát triển kinh tế, tri thức. Tổng thể các hình tượng được đặc trưng cấu trúc hình tròn thể hiện cho sự phát triển bền vững, trường tồn.

 Logo lấy màu chủ đạo là màu xanh dương thể hiện cho niềm tin vào sự phát triển trường tồn trong tương lai.

















13 nhận xét:

  1. Mẫu 2 và 4, các mẫu còn lại giống với các nơi khác khá nhiều, dễ nhầm lẫn ạ

    Trả lờiXóa
  2. Bố cục mẫu 6 rất đẹp và ý nghĩa, chỉ cần bố cục lại hình chỗ khu đền Lê Văn Duyệt lại 1 chút là rất đẹp ạ
    Mẫu 6 : mẫu hiện đại, quy chuẩn, tỷ lệ rất vừa vặn và sau này phát triển logo vào các ứng phẩm khác dễ dàng.

    Trả lờiXóa
  3. tôi bình chon mẫu số 6 vì mẫu này đẹp và ý nghĩa thể hiện đuọc bình thạnh xua và nay và hướng phát triền vuon xa

    Trả lờiXóa
  4. Tôi bình chon mẫu số 6 vì mẫu này đẹp và ý nghĩa thể hiện đuọc Bình Thạnh xưa và nay .

    Trả lờiXóa
  5. Tôi chọn mẫu 2 và mẫu 3. Nhưng cả 2 mẫu này cần phải sửa để hoàn thiện hơn. Sau đó sẽ chọn cái nào tối ưu.

    Góp ý: theo ý kiến cá nhân Logo cần có hình ảnh lăng ông Bà Chiểu - Xưa, Landmark-nay - thành tưu KT, CT, XH. 2 logo này có hình tượng lăng ông đơn giản mang tính đồ họa cao. Landmark và các nhà cao tầng cần tối giản hơn nữa tạo mảng miếng rõ ràng. Không cần lồng chữ BT trong logo. Logo nên xử dụng 2 màu.

    Góp ý mẫu 2: Thử cho mang cây và lăng ông lớn ra đụng hình tròn, chữ quận Bình Thạnh cho chạy vòng phía dưới theo đường cong hình tròn. Hình lanmark cần thể hiện đồ họa cao hơn, mảng ghép với nhau không đi quá chi tiết như hiện tại.

    Góp ý mẫu 3: Thử sửa mảng nhà cao tầng bên tay trái lăng ông thành hình tượng LandMark, cho vút lên cao phía trên. Đường cong dưới chữ Bình Thạnh ôm xuống chân lăng Ông cho mảnh lại. Logo này nên dùng 2 màu. Mẫu này nếu phát triển tốt có thể sẽ tốt hơn cả mẫu 2.

    Trả lờiXóa
  6. Các mẫu còn lại thì na ná giống các logo khác

    Trả lờiXóa
  7. Tôi chọn mẫu 9,đơn giãn nhưng đầy đủ ý nghĩa,màu xanh sức trẻ và luôn vươn lên.

    Trả lờiXóa
  8. Toàn logo xấu tàn canh giá lạnh. không có gì nỗi bật sao với logo các quận khác mà còn thấy xấu tệ.

    Trả lờiXóa

Cám ơn bạn đã quan tâm

Bài viết nổi bật

Hưởng ứng lễ hội áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần 8

Nhằm khẳng định và tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản trong mỗi n...

Bài viết phổ biến